• Trang chủ
  • Khóa tu hai ngày Tắm Biển Công Đức

    Khóa tu hai ngày Tắm Biển Công Đức

    0
    1264

    Khóa tu bao gồm 15 nội dung chính: (1)nghe thuyết pháp, (2)quy y Tam Bảo, (3)thọ trì tám giới quan trai, (4)xuất gia gieo duyên, (5)quán tưởng lục niệm, (6)tụng kinh Phật căn bản, (7)thực tập tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến, (8)hành thiền hạnh phúc và thảnh thơi, (9)thiền trà và chương trình gặp gỡ Người Đáng Kính, (10)nguyện trải lòng từ bi, (11)chương trình thiện nguyện, (12)nghe kể chuyện Phật Pháp, (13)chương trình tham vấn và hiểu biết đúng về Đạo Phật và Phật Pháp, (14)thọ giới Cư sĩ, (15)chúc mừng người đệ tử mới của Đức Phật. Cùng với sự thực hành 12 điều Thanh quy.

    KHÓA TU HAI NGÀY

    TẮM BIỂN CÔNG ĐỨC

    (Khu vực Bình Định & Hà Nội - Bắt đầu từ tháng 2 năm 2023 ÂL)

    1) Thời gian:

    • Mỗi khóa hai ngày, từ 8h00 sáng ngày Thứ bảy cho đến 17h00 ngày Chủ nhật.
    • Mỗi tháng có thể tổ chức một khóa hoặc nhiều khóa.

    2) Địa điểm:

    Các chùa, tự viện, các địa điểm trong tỉnh có điều kiện và không gian thích hợp với khóa tu, Ban tổ chức sẽ phối hợp để tổ chức. Có thể tổ chức nhiều khóa tại một nơi. Các nơi trong tỉnh không tổ chức trùng khóa.

    3) Thành phần tham dự:

    • Người xuất gia chưa thọ cụ túc giới;
    • Người tập sự xuất gia;
    • Người muốn xuất gia gieo duyên hoặc đang xuất gia gieo duyên;
    • Người tại gia đã quy y Phật, Pháp, Tăng hoặc chưa quy y Phật, Pháp, Tăng.

    4) Thầy hướng dẫn tu học:

    • Thành phần:
    + Sư thầy, Sư cô đại diện cho chùa, tự viện, nơi diễn ra khóa tu.
    + Sư thầy, Sư cô đang trú xứ tại các Tu viện Làng thiền do Hội đồng Giáo thọ sư Tu viện Làng thiền (khu vực diễn ra khóa tu) đề xuất và đồng thuận.
    + Sư thầy, Sư cô do Ban tổ chức thỉnh mời từ các nơi khác sau khi được Hội đồng Giáo thọ sư Tu viện Làng thiền (khu vực diễn ra khóa tu) đồng thuận trên cơ sở đã được Ban tổ chức đề xuất thỉnh.

    + Cư sĩ thù thắng do Hội đồng Giáo thọ sư Tu viện Làng thiền (khu vực diễn ra khóa tu) đồng thuận trên cơ sở đã được Ban tổ chức suy cử (Cư sĩ thù thắng chỉ đảm nhiệm hướng dẫn cho người tại gia).

    • Bảy pháp tánh của vị thầy: (1)tam quy, (2)tịnh giới, (3)ít ỏi Tà ngữ, (4)ít ỏi lời ác kiến, (5)hòa hợp truyền thống Tăng, (6)tường minh Pháp, (7)tinh tấn. Cụ thể như sau:

    1+ Tam quy: chỉ quy y Đức Toàn Giác mà không quy y chư vị khác, chỉ quy y Pháp do Đức Toàn Giác thuyết giảng mà không quy y pháp do chư vị khác thuyết giảng. Chú trọng giảng giải Pháp do Đức Toàn Giác thuyết giảng, ít chú trọng giảng giải pháp do chư vị khác thuyết giảng. Chỉ chia sẻ các pháp môn do Đức Toàn Giác thuyết giảng, không chia sẻ các pháp môn do chư vị khác tự sáng lập. Tôn kính và nượng tựa bốn đôi tám chúng Thánh đệ tử của Đức Toàn Giác, tức là hội chúng chư vị Dự lưu đạo, Dự lưu quả, Tư đà hàm đạo, Tư đà hàm quả, A na hàm đạo, A na hàm quả, A la hán đạo, A la hán quả.

    2+ Tịnh giới: thanh tịnh tất cả giới đức đã thọ.

    3+ Ít ỏi Tà ngữ: thường hay giữ gìn lời nói với bốn loại khẩu hành đúng pháp, đúng chánh đạo, bao gồm không nói vọng ngữ, không nói hai lưỡi, không nói thô ác, không nói phù phiếm (từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về Chánh pháp, nói những lời về Giới Luật, nói những lời đáng được gìn giữ, thuận lý, có mạch lạc, có hệ thống, có ích lợi).

    4+ Ít ỏi lời ác kiến: ít khi nói những lời nói rơi vào năm ác kiến gồm thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ kiến.

    5+ Hòa hợp truyền thống Tăng: không kỳ thị, không phân biệt ứng xử giữa những người tin theo kinh Phật của các truyền thống khác nhau. Không phỉ báng, không bài bác, không chê bai pháp học, pháp hành, pháp thành của bất kỳ người nào trong khi ba pháp này đều được y theo kinh Phật của truyền thống nào đó.

    6+ Tường minh Pháp: am hiểu đúng đắn đầy đủ một cách sâu rộng nội dung tu học mà mình đảm nhiệm.

    7+ Tinh tấn: siêng năng, nhiệt tâm, chuyên cần tu tập để tăng thịnh và viên mãn các hạnh đức và các trí đức của bậc hữu học. Hạnh đức bao gồm thành tựu giới hạnh, hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống, chú tâm cảnh giác gột sạch các chướng ngại pháp, bảy diệu pháp tín-tàm-quý-văn-tấn-niệm-tuệ, thành thục bốn thiền. Trí đức bao gồm túc mạng minh, thiên nhãn minh, lậu tận minh và giải thoát.

    5) Thời khóa tu học:

    Khóa tu bao gồm 15 nội dung chính: (1)nghe thuyết pháp, (2)quy y Tam Bảo, (3)thọ trì tám giới quan trai, (4)xuất gia gieo duyên, (5)quán tưởng lục niệm, (6)tụng kinh Phật căn bản, (7)thực tập tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến, (8)hành thiền hạnh phúc và thảnh thơi, (9)thiền trà và chương trình gặp gỡ Người Đáng Kính, (10)nguyện trải lòng từ bi, (11)chương trình thiện nguyện, (12)nghe kể chuyện Phật Pháp, (13)chương trình tham vấn và hiểu biết đúng về Đạo Phật và Phật Pháp, (14)thọ giới Cư sĩ, (15)chúc mừng người đệ tử mới của Đức Phật.

    Cùng với sự thực hành 12 điều Thanh quy. Cụ thể được tổ chức như sau:

    • Ngày thứ nhất:
    + 08h00-09h15: 75p thực tập tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến, hành thiền hạnh phúc và thảnh thơi.

    + 09h15-10h30: 75p pháp thoại Phật pháp căn bản.

    (30p nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân và tập trung tại khu vực đặt thức ăn)

    + 11h00-11h45: 45p thọ dụng cơm trưa.

    (15p dọn dẹp, chỉnh trang y phục và trang nghiêm đạo tràng)

    + 12h00-12h30: 30p hành thiền hạnh phúc.

    (60p nghỉ trưa, vệ sinh cá nhân, chỉnh trang y phục và trang nghiêm đạo tràng)

    + 13h30-14h00: 30p lễ quy y Phật, Pháp, Tăng (Tam Quy) cho đến trọn đời, lễ xuất gia gieo duyên, lễ nhận giữ tám điều giới đức trong một ngày đêm (Bát Quan Trai Giới).

    + 14h00-15h00: 60p quán tưởng lục niệm (Phật, Pháp, Tăng, Giới, Thí, Thiên).

    (30p nghỉ ngơi)

    + 15h30-16h45: 75p thực tập tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến, hành thiền hạnh phúc và thảnh thơi.

    +16h45-17h00: 15 thọ dụng nước uống dinh dưỡng.

    (60p nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân, chỉnh trang y phục và trang nghiêm đạo tràng)

    + 18h00-19h00: 60p tụng kinh Phật căn bản.

    (30p nghỉ ngơi và trang nghiêm đạo tràng)

    + 19h30-20h15: 45p thiền trà – chương trình gặp gỡ Người Đáng Kính.

    + 20h15-21h30: 75p thực tập tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến, hành thiền hạnh phúc và thảnh thơi.

    (Giới nghiêm từ 22h30)

    • Ngày thứ hai:

    (Thức dậy lúc 4h45, 30p vệ sinh cá nhân, chỉnh trang y phục)

    + 05h15-06h00: 45p thực tập tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến, nguyện ước tất cả đều được hạnh phúc và được yêu thương.
    + 06h00-06h15: 15p thọ dụng nước uống dinh dưỡng.

    + 06h15-08h45: 150p chương trình thiện nguyện (cúng dường, từ thiện, phóng sinh, bố thí, vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, phát triển rừng…).

    (45p vệ sinh cá nhân, nghỉ ngơi, chỉnh trang y phục)

    + 09h30-10h45: 75p thực tập tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến, hành thiền hạnh phúc và thảnh thơi.

     (15p vệ sinh cá nhân và tập trung tại khu vực đặt thức ăn)

    + 11h00-11h45: 45p dùng cơm trưa.

    (15p dọn dẹp, chỉnh trang y phục và trang nghiêm đạo tràng)

    + 12h00-12h30: 30p hành thiền hạnh phúc.

    (60p nghỉ trưa, vệ sinh cá nhân, chỉnh trang y phục và trang nghiêm đạo tràng)

    + 13h30-14h15: 45p nghe kể chuyện Phật Pháp.

    + 14h15-15h00: 45p hành thiền hạnh phúc.

    (15p nghỉ ngơi)

    + 15h15-16h30: 75p thực tập tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến, chương trình tham vấn và hiểu biết đúng về Đạo Phật và Phật Pháp.

    + 16h30-17h00: 30p lễ xả giới, lễ nhận giữ năm điều giới đức, lễ tri ơn Pháp, lễ trao chứng điệp quy y, sổ thiền sinh khóa tu Tắm Biển Công Đức khu vực tỉnh (xác nhận nội dung đã tu học trong khóa) và chúc mừng người đệ tử mới của Đức Phật.

    (Khóa tu hoàn mãn lúc 17h00)

    * Ghi chú: Trong các khoảng thời gian được nghỉ ngơi, thiền sinh nào muốn tiếp tục công phu tu học thì hãy tiếp tục. Các thiền sinh còn lại sẽ giữ gìn sự “yên tịnh” như “thanh quy” đã quy ước.

    6) Thanh quy:

    Bao gồm 12 điều: (1)Tùy thuận, (2)Đúng giờ, (3)Đồng phục, (4)Đeo thẻ, (5)Oai nghi, (6)Im lặng, (7)Yên tịnh, (8)Sạch sẽ, (9)Thân thiện, (10)Khẩu thiện, (11)Phòng hại, (12)Giản dị. Cụ thể như sau:

    1. Tùy thuận: tập hoan hỷ thuận theo sự hướng dẫn của các vị Thầy hướng dẫn tu học và Ban tổ chức khóa tu.

    2. Đúng giờ: tập thực hành giờ nào việc đó, không xen tạp phi thời, tập phong cách không trễ nải, đảm bảo kịp thời, đúng giờ giấc, không đến muộn, không về sớm.

    3. Đồng phục: thiền sinh là người xuất gia và người xuất gia gieo duyên thì mặc y đã được chùa, tự viện quy ước. Các thiền sinh còn lại mặc đồ bộ thuần màu lam và áo tràng thuần màu lam.

    4. Đeo thẻ: đeo thẻ trong suốt thời gian tổ chức khóa tu. Nhận thẻ đeo và ảnh Chơn Ngôn tại bàn tài liệu khóa tu trước khi vào thời khóa. Đem thẻ đeo và ảnh Chơn Ngôn về làm thành bộ sưu tập Chơn Ngôn để tiện lợi cho việc tu học cho bản thân và gia đình.

    5. Oai nghi: tất cả hành vi của thân cần phải cố gắng ý thức đến và chú tâm để nhận thấy chúng đang xảy ra, cần phải cố gắng để kiểm soát chúng trong giới hạn của lẽ phải, gìn giữ điềm tĩnh vững chải, từ tốn nhẹ nhàng, khiêm cung hòa hợp, thư thái trang nghiêm, oai nghi đĩnh đạc, lịch sự tử tế, thanh lịch tao nhã, vô tham, vô sân, vô hại, buông xả thảnh thơi, từ bi trí tuệ.

    6. Im lặng: không nói chuyện riêng, tắt nguồn điện thoại, không gây ra tiếng động trong các thời khóa tu học của khóa tu đã được thông báo, như tụng kinh, nghe pháp, quán niệm, hành thiền, thọ thực, các chương trình, các khóa lễ…

    7. Yên tịnh: ngoài các thời khóa tu học đã được thông báo thì tập im lặng, hạn chế nói chuyện, hạn chế tụ tập nói chuyện, hạn chế tiếng ồn, khi cần thiết nói đúng thời thì chỉ nói vừa đủ nghe, tôn trọng không gian yên tịnh của chùa, tự viện, nơi tổ chức khóa tu, giữ gìn yên lặng để người xung quanh tận dụng thời gian công phu tu học.

    8. Sạch sẽ: giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tu tập bố thí lao tác vệ sinh, dọn dẹp ngăn nắp gọn gàng, bỏ rác đúng nơi quy định.

    9. Thân thiện: không sát sinh, không trộm cắp, không cờ bạc, không hành dâm, không tỏ tình yêu đương trai gái.

    10. Khẩu thiện: không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói lời chia rẽ, không nói thêu dệt, không nói bớt xén, không nói lời bịa đặt, không chửi mắng, không nói tục tĩu, không nói thô ác, không nói rào đón, không nói áp đặt, quy chụp, không nói chuyện thị phi, không nói chuyện phù phiếm.

    11. Phòng hại: không uống rượu bia, không sử dụng ma túy, không hút thuốc trong nhà, các khu vực tu học, nơi thờ tự và nơi đông người, không sử dụng nhạc cụ, không trình diễn văn nghệ, nghệ thuật sân khấu và điện ảnh, không trình diễn các loại hình tiêu khiển, không xem nghe các loại nhạc, các thể loại văn nghệ, nghệ thuật sân khấu và điện ảnh, không xem nghe các loại hình tiêu khiển. Trong khi không đang thọ trì tám giới quan trai hoặc nhiều trai giới hơn, và trong trường hợp không trái với các quy định khác, thiền sinh được xem nghe, trình diễn các thể loại nhạc, văn nghệ, nghệ thuật sân khấu và điện ảnh có tính chất chính là an tâm, trau dồi đạo đức, lòng từ bi, trí tuệ giải thoát khổ đau, hiểu biết lẽ phải, hiểu biết Đạo Phật và Phật Pháp.

    12. Giản dị: không trang điểm, không sử dụng nước hoa, không đeo trang sức, không mặc y phục hoa văn, kiểu cách thời trang, màu mè, không sử dụng đồ đạc, nhà cửa, xe cộ sang trọng, xa hoa, mắc tiền, tốn kém, lãng phí.

    7) Hành lý:

    • Bản gốc và 2 bản phô tô Căn cước công dân. Sổ thiền sinh (nếu chưa có hoặc bị mất thì cần báo trước cho Ban tổ chức) để Ban tổ chức xác nhận nội dung đã tu học trong khóa. Các giấy tờ này được nộp cho Ban tổ chức tại bàn tài liệu khóa tu trước khi vào tu học.

    • Nếu cần sử dụng, thiền sinh đem theo: kem đánh răng, bàn chải đánh răng, xà phòng tắm, dầu gội, khăn lau mặt, lược chải tóc, y phục để thay, chăn mền, gối, sữa bột hoặc bột dinh dưỡng loại mịn 100% với khối lượng khoảng ba lần dùng thay thế ba bữa ăn sáng và chiều.

    • Không đem theo: đồ trang điểm, nước hoa, đồ trang sức, đồ đạc quý giá và châu báu.

    • Thiền sinh tự giữ gìn hành lý, nếu bị mất thì phải biết buông bỏ, không nghi ngờ và không làm phiền người khác.

    8) Đăng ký tham dự khóa tu:

    • Nội dung đăng ký bao gồm: (1)họ và tên, (2)năm sinh, (3)giới tính, (4)số CCCD/số định danh cá nhân, (5)địa chỉ hộ khẩu thường trú, (6)tên tỉnh/thành đang ở, (7)địa chỉ nhận bưu phẩm của Ban tổ chức, (8)số điện thoại liên hệ, (9)đăng ký cho một khóa/tất cả các khóa.

    • Thời gian đăng ký:

    + Thiền sinh có thể đăng ký một lần để tham dự tất cả khóa tu hai ngày Tắm Biển Công Đức tổ chức trong tỉnh. Trường hợp có duyên sự đột xuất không thể tham dự tu học tại khóa nào đó thì nhớ thông báo cho Ban tổ chức trước 24h so với thời điểm bắt đầu khóa tu đó. Thiền sinh có thể hủy bỏ đăng ký tất cả khóa tu bằng cách thông báo cho Ban tổ chức trước 24h so với thời điểm bắt đầu khóa tu gần nhất.

    + Thiền sinh đăng ký tham dự tu học từng khóa thì đăng ký trước 24h so với thời điểm bắt đầu khóa tu đó. Thiền sinh có thể huy bỏ việc tham gia khóa tu bằng cách thông báo cho Ban tổ chức trước 24h so với thời điểm bắt đầu khóa tu đó.

    • Các kênh đăng ký: thiền sinh chỉ đăng ký tại một kênh duy nhất trong bốn kênh sau đây, không đăng ký ở nhiều kênh khác nhau.

    + Đăng ký theo đạo tràng, theo nhóm: một người đại diện đạo tràng/nhóm lập danh sách thiền sinh với chín nội dung đăng ký của mỗi thiền sinh đã nêu ở trên. Chụp hình danh sách hoặc lập bảng đánh máy, gửi đến Email tambiencongduc@gmail.com hoặc Zalo với số điện thoại 0922959565, hoặc nộp trực tiếp cho Ban tổ chức.

    + Đăng ký bằng tin nhắn qua Zalo: kết bạn Zalo với số điện thoại 0922959565, sau đó gửi tin nhắn nội dung đăng ký đến số Zalo này, sau đó gọi Zalo cho Ban tổ chức để báo đã gửi tin đăng ký.

    + Đăng ký bằng tin nhắn qua sim: gọi điện thoại đến số 0922959565 để báo nguyện vọng tham gia khóa tu cho Ban tổ chức biết, sau đó gửi tin nhắn nội dung đăng ký đến số điện thoại này.

    + Đăng ký online: truy cập vào đường link này để đăng ký - https://forms.gle/H6RwAuFk77hCruUr5.

    * Ghi chú: thông tin liên hệ tài trợ, cúng dường:

    • Tài trợ, cúng dường tổ chức khóa tu: các khoản tiêu dùng gồm bồ đoàn tọa cụ, chiếu, mùng màn, mùng thiền, lều trại, quạt bàn mini, khay cơm, cốc nhựa, đồ ăn thức uống, xe đưa đón thiền sinh từ các huyện trong tỉnh, phương tiện đưa đón quý Thầy hướng dẫn tu học và Ban tổ chức, thẻ đeo, sổ thiền sinh, sổ hướng dẫn thiền sinh, kinh Phật căn bản, tài liệu khác, các biển báo, loa âm ly, quay phim, chụp hình… Điện thoại 0922959565 – Sư ni Thích Nữ Tuệ Đức Thông.

    • Cúng dường Tam Bảo chùa, tự viện, nơi đang diễn ra khóa tu: vui lòng liên hệ với Ban hộ trì Tam Bảo hoặc Ban lãnh đạo chùa, tự viện, nơi đang diễn ra khóa tu để cúng dường.

    • Cúng dường Tam Bảo Cộng đồng Tu viện Làng thiền: Ban hộ trì Tam Bảo Cộng đồng Tu viện Làng thiền là bộ phận tiếp nhận vật phẩm cúng dường của tín chủ, điện thoại 0945683988 – Cư sĩ Phạm Quang Hưng. Đại diện tri ơn và chúc phúc, điện thoại 0778885000 – Sư thầy Quang Vô Sắc./.

    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!

    Xem thêm